Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

Đau lưng gần như một căn bệnh của toàn nhân loại, nó gây ra bởi quy luật lão hóa và bệnh lý của con người. Tần xuất và mức độ đau xuất hiện gia tăng theo tuổi tác. Đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống (TVĐĐCS) gây ra các triệu chứng chè ép tuỷ và chèn ép rễ dây thần kinh khiến ta có cảm giác đau và tê buốt dọc theo hai cánh tay hay dọc theo hai chân mà trước đậy một số thầy thuốc thường chẩn đóan là đau dây thần kinh tọa.Đa số các trường hợp khác là đau cơ năng liên quan đến sự thoái hoá cột sống, cơ, dây chằng, gai cột sống.
Việc chẩn đoán trước đây có những khó khăn, phần lớn các thầy thuốc chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng chèn ép rễ dây thần kinh hoặc hội chứng chèn ép tuỷ. Tiến hơn một bước nhiều cơ sở y tế đã tiến hành chụp bao rễ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính. Nhưng khi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ(MRI) ra đời thì việc chẩn đoán đau lưng do TVĐĐCS đã trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Chưa có một vũ khí thần kỳ nào để chống trả căn bệnh này. Các bác sĩ đã áp dụng những liệu pháp tổ hợp bao gồm thuốc men, vật lý trị liệu và cả tâm lý liệu pháp. Khi các liệu pháp trên không mang lại kết quả thì ngoại khoa là con đường lựa chọn. Trong lịch sử y học đã có quá nhiều phương pháp ngoại khoa được áp dụng: Điều trị bằng phẩu thuật là kỹ thuật kinh điển được áp dụng sớm nhất bao gồm (Phẩu thuật đĩa đệm, phẩu thuật đóng cứng cột sống, phẩu thuật chỉnh hình đĩa đệm). Đây là những can thiệp ngoại khoa khá nặng nề mà bệnh nhân phải chịu đựng. Trong phương pháp can thiệp ngoại khoa này, dù là một bác sĩ giàu kinh nghiệm nhưng cũng không ai dám chắc là tránh được ra các biến chứng trong phẩu thuật dù là rất hi hữu.
Một số biến chứng của mổ hở có thể gặp như:
- Liệt sau mổ
- Dò dịch não tuỷ
- Xơ hóa màng cứng
- Sẹo bên trong gây dính rễ dây thần kinh và trong gây ra đau khi vận động
- Mất cấu trúc ổn định vốn có của cột sống
- Ngoài ra vẫn có thể gặp những biến chứng trong can thiệp ngoại khoa như: Chảy máu thứ phát, nhiễm trùng vết mổ. Phẩu thuật lại phải tiến hành dưới gây mê và bệnh nhân phải chịu đau sau mổ. Tuy vậy phẩu thuật hở vẫn rất cần thiết khi mà các phương pháp can thiệp tối thiểu không mang lại kết quả.
Điều trị bảo tồn là điều cần thiết trước tiên. Theo PGS.TS.BS Hồ Hữu Lương đó là: Chế độ bất động, lí liệu pháp, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kéo dãn cột sống, thuốc men, các phương pháp phong bế v.v...Nếu sau một thời gian điều trị bảo tồn như đã nêu trên mà không mang lại kết quả, triệu chứng đau vẫn không giảm thì mới tính đến can thiệp ngoại khoa.
Để hạn chế được những biến chứng, những di chứng cũng như tâm lý sợ phẩu thuật của bệnh nhân, nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn đã được tiến hành: Vi phẩu nhân nhầy đĩa đệm, hoá tiêu nhân nhầy đĩa đệm bằng Chymopapain và đặc biệt là sử dụng nguồn năng lượng Laser để giảm áp đĩa đệm.
Với sự phát triển của công nghệ Laser và dây dẫn quang mềm cùng với các thiết bị Xquang hiện đại đã cho phép các nhà y học đưa ra phương pháp: Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser chọc qua da (Percutaneous Laser Disc Decompression, viết tắc là PLDD). Đây là một kỹ thuật không phải phẩu thuật và nó được tiến hành dưới gây tê tại chỗ. Trong quá trình tiến hành thủ thuật, phẩu thuật viên vẫn tiếp xúc được với bệnh nhân qua ngôn ngữ để nhận biết được cảm giác của bệnh nhân. Nguồn năng lượng Laser đưa vào nhân nhầy, cùng với lỗ hổng do nhân nhầy bị bốc bay đã tạo ra sẽ làm giảm áp suất trong nhân nhầy của đĩa đệm. Kỹ thuật dùng Laser này lần đầu tiên được thực hiện ở bệnh viện Graz của Áo do hai bác sĩ tiên phong là GS.P. Ascher và GS. D.J. Choi vào năm 1986. Đến nay kỹ thuật Giảm áp đĩa cột sống bằng Laser chọc qua da đã được thực hiện trong nhiều bệnh viện ở Châu Âu va Châu Mỹ. Ở Châu Á, sau Nhật Bản và Malaysia, Việt nam tự hào là nước thứ Ba đãtriển khai thành công kỹ thuật nàyvào năm 1999 dưới sự giúp đỡ của GS.Massashi Marumo (Nhật Bản). Trong 7 năm qua chúng tôi đã tiến hành kỹ thũat này cho trên 1.000 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân được điều trị đều hài lòng với kết quả đạt được. Trong các báo cáo khoa học của Việt Nam trình bày tại các hội thảo quốc tế chúng ta cũng đạt đuợc một tỷ lệ kết quả tương đồng với các nước tiên tiến. Kinh phí điều trị chỉ bằng một phần mười ở các nước khác. Cụ thể sau lần can thiệp thứ nhất 70-75% đạt kết quả tốt. Khỏa 25-30% bệnh nhân cần làm bổ sung lần thứ 2, kết quả sau lần làm bổ sung nàu đạt được một tỷ lệ ổn định là 85-90%. Một số ít bệnh nhân dù đã được can thiệp bổ sung, nhưng nếu triệu chứng chèp ép không giảm thì khuyên bệnh nhân nên thực hiện mổ hở. Ngược lại đã có một số trường hợp mở hở không kết quả lại kết quả với kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da bổ sung.
Khảo sát khi thực hiện cộng hưởng từ một cách tỷ mỹ, chính xác sẽ giúp người bác sĩ ngoại khoa Laser đưa ra một quyết định can thiệp tối ưu nhất.
Một vài chống chỉ định tuyệt đối trong kỹ thuật này là: Ung thư cột sống, Lao cột sống,Gãy thân đốt sống, Trượt thân đốt sống trên độ một, Phụ nữ đang mang thai, Đĩa đệm đã bị vỡ, Xẹp đĩa đệm trên 50%.
Chống chỉ định tương đối là: Thoái hoá cột sống nặng, Phì đại dây chằng vàng, Hẹp lỗ liên hợp do thoái hoá xương, Đứt dây chằng dọc sau.
TR.C.Duyệt
(Báo Người Lao động ra ngày thứ bảy 10/3/2007

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

CẤY CHỈ CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

11.02.2009


Thoát vị đĩa đệm là gì ?

Đĩa đệm là tên gọi một tổ chức có chức năng “đệm”, chịu một áp lực do cột sống đè lên, có chức năng như một cái giảm sốc cho cột sống và làm cho cột sống mềm dẻo. Căn bệnh thoát vị lại cũng là một căn bệnh có tính phổ biến ở lứa tuổi trung và cao tuổi. Khi những đĩa đệm bị chấn thương, nó sẽmòn, rách hoặc bị bệnh, chúng có thể phồng lên hoặc vỡ ra. Đó gọi là thoát vị đĩa đệm. Hơn 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng. Những phần còn lại xảy ra ở cổ và rất it ở cột sống ngực.

Những triệu chứng của thóat vị đĩa đệm là gì?

Sau những cử động cột sống đột ngột, mang xách nặng, ngã… người bệnh thường triệu chứng sau:

1. Đau nhức là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.

2. Tê bì: cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

3. Teo cơ, yếu liệt: thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.

Trên phim chụp cộng hưởng từ, hình ảnh thoát vị thường rất rõ nét với hình ảnh chén ép vào tủy sống. Đây là căn cứ chẩn đoán bệnh TVĐĐ. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, các thầy thuốc có thể căn cứ vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán căn bệnh này.

(Ảnh theo bài: Hình ảnh chèn ép tủy sống do thoát vị địa đệm trên phim chụp cộng hưởng từ)

Thoát vị đĩa đệm được điều trị như thế nào?

Có nhiều cách điều trị căn bệnh này như dùng thuốc giảm đau chống viêm, châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng …cho tới phẫu thuật (mổ lấy bỏ đĩa đệm bị thoát vị). Tuy nhiên, theo các thầy thuốc, hầu hết thoát vị đĩa đệm là điều trị không phẩu thuật chỉ cần uống thuốcvà nghỉ ngơi một thời gian đồng thời tập thể dục đúng cách. Khoảng 50% thoát vị bình phục sau một tháng. Sau 6 tháng hơn 95% khỏi bệnh. Chỉ có 10% được chỉ định phẩu thuật.

Cấy chỉ có thể điều trị thoát vị đĩa đệm được không?

Hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp cấy chỉ để điều trị - PHCN căn bệnh này. Kết quả lâm sàng cho thấy hết sức khả quan. Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, châm cứu được đánh giá cao, mang lại hiệu quả tốt trong điều trị - PHCN. Riêng với phương pháp cấy chỉ hiện đang được tiến hành tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang, qua hàng ngìn ca TVDĐ điều trị - PHCN tại đây, BS Quách Tuấn Vinh đánh giá cao phương pháp ĐT-PHCN này. Mục đích giảm đau, chống teo cơ, hồi phục chức năng vận động là kết quả được mang lại cho người bệnh, hạn chế được tỷ lệ người bệnh phải phẫu thuật, thời gian điều trị ngắn (thông thường khoảng 3 lần cấy chỉ, mỗi lần cách nhau nửa tháng…).

NGƯỜI BỆNH NÓI GÌ?

Bà Ngô Thị Hường

Địa chỉ: 12/137 Ngõ Hào Nam Hà Nội cho biết: Từ 2003 đến nay, bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa. Bệnh viện Việt Xô chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống thắt lưng, đã từng cấp cứu điều trị tại VX; từng được kéo giãn cột sống 1 năm liền không đỡ. Bệnh nhân đi lại đau nhức, thường phải lê bước chân, khi ngồi xuống đứng lên rất khó khăn. Đã chhạy chữa ở nhiều cơ sở y tế… Con cái thường gửi thuốc ở nước ngoài về uống cũng không đỡ. Có những cơ sở y tế giảm giá 30% giá thuốc điều trị vì chữa lâu không đỡ. Khi đi lại thường phải khom khom để đỡ đau, khi đứng dậy phải có chỗ vịn mới đứng dậy được.

Bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang. Lần điều trị thứ nhất ngày 19/12/2008. Khi đến khám chữa bênh lần hai theo hẹn ngày 5.1.09, bệnh nhân cho biết:

Ngay sau điều trị lần một, đi lại đỡ đau nhiều, chân có thể bước từng bước lên cầu thang được. tự đứng dậy được không phải vịn nữa. Con tôi rất ngạc nhiên bảo: Kìa, nhìn mẹ đứng dậy được rồi kìa…. Tôi đi lại không còng lưng như trước. Hiện có thể cúi lưng xuống nhặt được vật gì đó. Tôi rất mừng…vì bệnh đã đỡ nhiều trong khi trước đó chữa nhiều nơi không khỏi.

Bà Nguyễn Thị Bẩy (1931)

Địa chỉ: số nhà 15 Ngõ 16 Phúc Lai.Hà Nội.Mắc bệnh thoái hóa cột sống ngay từ khi còn trẻ Thường đau mỏi vùng thăt lưng. Đầu năm 2008 bị ngã xe, đau lưng càng tăng. Ngày 3.11.2008 được điều trị một lần duy nhất bằng phương pháp cấy chỉ. Ngày 7.1.2009 BN đưa người nhà đến khám bệnh tại PK cho biết đã khỏi hoàn toàn, không còn đau lưng như trước.

CẤY CHỈ CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Bệnh nhân Lê Bích T. (1966)
Địa chỉ: 198 Hàng Bông – Hoàn Kiếm Hà Nội.
Từ đầu năm 2008, bệnh nhân thư¬ờng hay đau nhức vùng bả vai, cánh tay trái, hạn chế cử động khớp vai trái. Đau tê lan xuống khuỷu tay. Đã khám và điều trị tại BV y học cổ truyền quân đội.– Chụp XQ thấy có tổn th¬ơng thoái hóa cột sống cổ, hẹp ống tủy. Bệnh nhân cho biết bác sỹ Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Việt-Đức đã chỉ định mổ nong ống tủy.
Ngày 28.04.2009, bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang.
Ngày 16.05.2009 khi đến khám lại, bệnh nhân cho biết đã hết đau tê hoàn toàn ngay sau lần điều trị đầu tiên. Sức khỏe tốt.

20 BÀI THUỐC NAM DƯỢC CHỮA ĐAU LƯNG


Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH


Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

BS QUÁCH TUẤN VINH KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM CẤY CHỈ - PHCN MINH QUANG

PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, CÓ NGUY HIỂM?

Một bệnh nhân đang được điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng laser - Ảnh: KIM NHUNG

TTO - * Tôi năm nay 34 tuổi, chụp MRI cột sống cổ, bác sĩ chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm C4-5-6. Vậy xin hỏi nếu bệnh đưa đến phẫu thuật có nguy hiểm không?

Tôi đang chơi môn tennis và bác sĩ bảo không cho chơi nữa, bác sĩ cấm như vậy có đúng không và tôi được chơi các môn nào khác để hợp với sức khỏe của mình? Tôi phải làm gì để giữ gìn căn bệnh này khỏi tiến hoá nhanh? Xin cảm ơn! (TUẤN MINH)

- Trên ảnh MRI của bạn, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở C4/5 và C5/6 và khuyên bạn không nên chơi tennis, đó là lời khuyên đúng. Bạn có thể chơi những môn thể thao không gây ra một áp lực quá tải lên cột sống cổ như bơi lội, khí công...

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra trên cơ sở thoái hóa cột sống, vì vậy bạn nên sử dụng các thuốc chống thoái hóa cột sống dưới sự theo dõi của một bác sĩ chuyên khoa. Về việc can thiệp phẫu thuật, căn cứ vào tổn thương cụ thể mà người thầy thuốc sẽ chọn ra những chỉ định can thiệp ngoại khoa thích hợp khác nhau.

Hiện tại các can thiệp ngoại cho thoát vị đĩa đệm cột sống gồm:

- Mổ hở: Một can thiệp ngoại khoa nặng nề với những rủi ro và biến chứng cao. Ở một số mức độ tổn thương không thể né tránh được can thiệp này.

- Những can thiệp ngoại khoa tối thiểu:

+ Phương pháp tiêu hủy nhân nhầy bằng men Chimopapain: tuy là can thiệp tối thiểu, nhưng vẫn có những biến chứng có thể gây nguy cơ tử vong do sốc phản vệ vì dị ứng với men tiêu nhân nhầy.

+ Mổ nội soi đĩa đệm: cũng có những biến chứng như mổ hở.

+ Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng Laser qua da: đây không phải là một phẫu thuật mà chỉ là một thủ thuật. Thủ thuật được tiến hành dưới gây tê tại chỗ, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Năng lượng laser được đưa vào trong nhân nhầy của đĩa đệm nhờ hệ quang dẫn mềm và dưới sự quan sát thông qua một X-quang tăng sáng truyền hình ba chiều. Năng lượng laser này làm quang đông và bốc bay một phần nhân nhầy. Nhân nhầy co rút lại cùng với lỗ hổng do sự bốc bay nhân nhầy tạo ra, đã làm giảm áp suất nội đĩa đệm, dẫn tới giảm áp suất chèn ép lên rễ dây thần kinh ở vị trí thoát vị.

Thủ thuật này được chỉ định cho đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm, ngoại trừ trường hợp đĩa đệm bị vỡ ra, xẹp đĩa đệm trên 50%, thoát vị đĩa đệm quá lớn, các vòng xơ của đĩa đệm bị đứt nhiều, đứt dây chằng dọc sau, trượt thân đốt sống trên độ 1, phì đại dây chằng vàng, phụ nữ đang mang thai.

Sau khi thực hiện sau thủ thuật, bệnh nhân được về nhà ngay và tự mình có thể phục vụ mình những nhu cầu cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác. Tuy vậy bệnh nhân cũng cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh trong 1 đến 2 tuần đầu và tránh đi lại nhiều. Trong vòng 3 đến 5 tháng sau thủ thuật, cần tránh mang vác nặng hoặc các thao tác nào gây ra sự tăng đè ép lên đĩa đệm. Một số bệnh nhân cần bổ sung thêm vật lý trị liệu.


PGS.TS TRẦN CÔNG DUYỆT
Chủ tịch Hội Laser y học và Laser ngoại khoa TP.HCM
Phân viện trưởng Phân viện Vật lý y sinh học


các tin bài khác

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp, Bệnh viện Bạch Mai)


Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng chèn ép dây thần kinh gây đau.
Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm. Đó là dùng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal). Ở cơ sở chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn người ta còn tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison. Có thể dùng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như tác động cột sống, kéo dãn cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống cổ hay thắt lưng bị đau. Ở 1-3 tuần đầu tiên, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo dãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Đeo đai lưng hay yếm cổ có tác dụng làm giảm tải tác động lên đĩa đệm. Gần đây người ta bắt đầu sử dụng laser, sóng radio để điều trị đau thần kinh tọa. Về điều trị bằng Đông y, người ta thường áp dụng các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Xoa bóp có tác dụng giảm đau, chống co cứng và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống. Trị bệnh bằng châm cứu được phát triển ở Trung Quốc từ 2-3 ngàn năm nay. Châm cứu kích thích tiết ra những chất hóa học tự nhiên có tác dụng giảm đau. Các biện pháp vật lý trị liệu thường dùng là liệu pháp nhiệt như chườm túi lạnh, tắm nước nóng, dùng đệm sưởi nóng. Có thể dùng các biện pháp khác như chiếu tia hồng ngoại, laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc... Khi có điều kiện có thể dùng liệu pháp tắm cát, đắp bùn, tắm suối khoáng, tắm biển. Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Đó là khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh như liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Đó là các biện pháp cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.

Các biện pháp phòng tránh và luyện tập cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cần phải rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ tuổi trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Điều quan trọng là biết giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng. Điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm. Người trưởng thành cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Hiện nay các nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc liên tục hàng giờ liền bên máy vi tính. Điều đó làm cho cơ vai, cổ phải co cứng thường xuyên để giữ đầu cố định, gây chứng đau vai, gáy. Ngoài ra cột sống cổ cũng phải gánh tải trọng của đầu trong thời gian dài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm. Kết quả là đĩa đệm cột sống cổ dễ bị thoái hóa và thoát vị. Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do vậy sau khi ngồi khoảng 1 giờ cũng nên đứng dậy nghỉ ngơi 5-10 phút, vừa bảo vệ mắt lại vừa giữ gìn đĩa đệm cột sống. Cũng cần tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.

Khi đã bị thoát vị đĩa đệm rồi thì cần phải áp dụng bổ sung các biện pháp dự phòng bệnh tái phát. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần đeo đai lưng hay bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần đeo yếm cổ. Cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, không quá sức để nâng cao thể lực. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Cần chú ý rằng đi xe máy, ô tô trên đường xóc, mấp mô cũng là một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Do vậy người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đi xe đường xóc. Nếu cần phải đi ô tô, xe máy thì cần đeo đai lưng. Ngoài ra cần điều trị kịp thời các bệnh lý cột sống. Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động. Thích nghi với nghề nghiệp: tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo...

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ THỂ GÂY TÀN PHẾ


TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp, Bệnh viện Bạch Mai)

Kỳ I: Nguyên nhân và biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.

Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm. Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau. Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

Các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh.

Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.

Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau.

Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm không phải dễ dàng. Trên thực tế bệnh hay bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh khác hay bị chẩn đoán muộn. Đó là do các triệu chứng lâm sàng chỉ có tính chất gợi ý. Để chẩn đoán xác định cần phải làm các xét nghiệm hiện đại, tốn kém mà không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để làm. Chụp Xquang cột sống thông thường không phát hiện được thoát vị đĩa đệm vì tổn thương đĩa đệm không cản quang, do đó không thấy được trên phim. Người ta chỉ gián tiếp đánh giá tổn thương đĩa đệm khi thấy giảm chiều cao khe liên đốt sống, vẹo cột sống. Để “nhìn thấy” đĩa đệm bị tổn thương và thoát vị, phải chụp bao rễ cản quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân. Khi đó đĩa đệm được “cắt thành từng lát” như khi người bán thịt ở chợ cắt miếng thịt trên sạp để cho người mua xem. Qua đó người ta có thể đánh giá được hình thái, tính chất tổn thương đĩa đệm, vị trí thoát vị vào ống sống hay vào lỗ liên hợp, cũng như mức độ hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm gây ra. Từ đó bác sĩ lập ra kế hoạch để quyết định các biện pháp điều trị hợp lý.

Hậu quả của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy khi bệnh nhân có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở ĐÂU?

TRUNG TÂM CẤY CHỈ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MINH QUANG
Số 10 Lý Nam Đế Hà Nội là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam chuyên nghiên cứu, ứng dụng, phát triển kỹ thuật cấy chỉ điều trị phục hồi chức năng bệnh thoát vị đĩa đệm, hiệu quả cao, tốn ít thời gian cưuả bệnh nhân.
Bạn có thể tham khảo từ website caychi.com.vn
Trân trọng.

CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở ĐÂU?

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

CẤY CHỈ BẢN SẮC VIỆT

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CẤY CHỈ BẢN SẮC VIỆT?


CẤY CHỈ Ở ĐÂU




TRUNG T ÂM CẤY CHỈ - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MINH QUANG TẠI SỐ 10 LÝ NAM ĐẾ
là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam chuyên ngiên cứu ứng dụng cấy chỉ điều trị - phục hồi chức năng cho nhiều loại bệnh chứng, trong đó thoát vị đĩa đệm là một mặt bệnh rất phổ biến.
Ứu điểm của phương pháp cấy chỉ: Hiệu quả điều trị cao, giảm đau nhanh, liệu trình điều trị cơ bản 3-5 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Liên hệ: BS Quách Tuấn Vinh
hotline: 0984 101 269 hoặc 04. 384325160
Thời gian làm việc: 7h30 - 12h00 13h30 - 17h00
Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ.

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM NHƯ THẾ NÀO?

Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Kéo giãn cột sống
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật
  • Châm cứu
  • Cấy chỉ
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Tác động cột sống

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?


Cột sống là cột trụ chính nâng đỡ toàn bộ cơ thể, được cấu tạo bởi các đốt sống.
Giữa các đốt sống có một nhân nhày bao quanh bởi các vòng xơ, được gọi là đĩa đệm.
Do nhiều nguyên nhân, đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép vào các rễ thần kinh.