Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Đánh giá hiệu quả sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo điều trị - phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đánh giá hiệu quả sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo
điều trị - phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chủ nhiệm đề tài:
TTUT BS chuyên khoa cấp 1 Quách Tuấn Vinh
Cộng sự:
1. Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Thanh
Phó chủ nhiệm khoa đông y BVTƯQĐ 108
2. Bác sĩ Nguyễn ĐắcLương
Chủ nhiệm khoa đông y BV Hoài Đức – Hà Nội
3. Y sĩ Nguyễn Thị Thanh
Kỹ thuật viên cấy chỉ - Phòng chẩn trị y học cổ truyền Minh Quang
HÀ NỘI - 2010

Năm 1934, thuật ngữ “thoát vị đĩa" được Mixter và Barr đầu tiên đưa ra sau quan sát một nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường, đè ép vào rễ thần kinh liền kề. Đây là một nguyên nhân phổ biến của đau lưng, đau thần kinh tọa. (1).
Ở Việt Nam, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng là một bệnh phổ biến. Theo giáo sư Hồ Hữu Lương, đau thắt lưng là một hội chứng thường gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Theo số liệu điều tra mới nhất, nước ta có khoảng 17,41 % số người mắc bệnh về xương khớp bị THCS và TVĐĐ (con số này trên thế giới là 20 %). Giống như các quốc gia trên thế giới, tỉ lệ nam giới tại Việt Nam mắc bệnh này thường cao gấp 2 lần phụ nữ. Theo Giáo sư thần kinh Sahrakar Kamran thuộc Đại học California (4), gần 5% nam giới và 2,5% phụ nữ trải nghiệm đau thần kinh tọa tại một số thời gian trong đời của họ.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị - PHCN bệnh TVĐĐ. Cả nội khoa và ngoại khoa. Hiệu quả điều trị và các biến chứng do ngoại khoa còn là vấn đề quan tâm của cả thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thông, hiện 90-95% bệnh nhân bị bệnh THCS và TVĐĐ được điều trị theo hướng bảo tồn, 5% còn lại phải nhờ đến phẫu thuật. Đây là bệnh lý phức tạp, khó điều trị; nếu không được phát hiện và chạy chữa kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng như liệt, teo cơ, tàn phế.
Theo giáo sư thần kinh Sahrakar Kamran: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm một lượng lớn lực lượng lao động. Vấn đề điều trị còn gây tranh cãi. Điều trị thất bại không phải là hiếm gặp và có thể dẫn đến kiện tụng. Kết quả là có thể lầm mất uy tín của thầy thuốc ở một số bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp điều trị - phục hồi chức năng bệnh TVĐĐ. Sử dụng chỉ khâu phẫu thuật (catgut) cấy ghép vào huyệt đạo được coi là một phương pháp châm cứu hiện đại đã được áp dụng tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Minh Quang số 10D Lý Nam Đế Hà Nội
Nhằm đánh giá hiệu quả điều trị - PHCN bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ. Nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 60 bệnh nhân mắc bệnh TVĐ Đ đến khám và điều trị tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Minh Quang trong năm 2008 và 2009. Không phân biệt giới tính, tuổi tác và nghề nghiệp. Có chụp MRI chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tham gia điều trị tối thiểu 05 lần nếu chưa có kết quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:


1. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam nữ là tương đương như nhau. Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Văn Thông, giám đốc trung tâm đột quỵ 108 là tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều gấp 2 lần nữ giới. Nghiên cứu của HHL (1986) tỷ lệ nam giới mắc bệnh chiếm 82% (3- trang 97).
2. Độ tuổi 41-60 tuổi mắc bệnh chiếm tỷ là cao nhất là 58,34%. Tương đương nhận xét của Hồ Hữu Lương. Đây là độ tuổi lao động có thâm niên nghề và kinh nghiệm nghề nghiệp. Khác với nghiên cứu của HHL trên 61 bệnh nhân TVĐĐ thắt lưng đã điều trị tại khoa thần kinh viện QY 103 từ 1983-1985, đa số xảy ra ở lứa tuổi 20-49 (91,8%), ở lứa tuổi 20-39 chiếm 75,4%. Trong nghiên cứu này, độ tuổi 20-40 chỉ chiếm 20%.
3. Theo HHL (1986), 39% đối tượng mắc bệnh TVĐ Đ CSTL làm nghề lao động mang vác nặng. Trong nghiên cứu này, đối tượng mắc bệnh là trí thức, nhân viên văn phòng chiếm tỷ lê cao nhất là 45%, cao hơn hẳn đối tượng lao động chân tay chỉ chiếm 23,33%. Có thể, nguyên nhân ít vận động chân tay, ngồi nhiều là một trong những yếu tố cần xem xét có khả năng dẫn đến thóat vị đĩa đệm CSTL.
4. Thời gian mắc bệnh trên 12 tháng mới đến khám và điều trị bằng phương pháp cấy chỉ chiếm tỷ lệ đa số 70%.
5. Theo HHL (1986), TVĐĐ thường xẩy ra ở hai đĩa đệm cuối, các đĩa đệm khác ít gặp hơn. Phù hợp với nhận xét trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân thoát vị ở vị trí L4-5 chiếm đa số các bệnh nhân. (46,67%). L5-S1 chiếm 16,67%. Các vị trí khác chiếm tỷ lệ thấp. Thoát vị đa tầng L4-5 và L5-S1 cũng chiếm tỷ lệ 15%. Thống nhất quan điểm của HHL các đĩa đệm đốt sống cuối L4 và L5 là đĩa đệm chịu áp lực cao của cả cột sống và là vùng bản lề nên hay xảy ra thoát vị nhất. Theo Ramachandran S Tarakad Giáo sư Thần kinh học, Giáo sư Y khoa lâm sàng, Giáo sư Y học lâm sàng gia đình, Giáo sư lâm sàng thần kinh thuộc Đại học bang New York: Khoảng 90% của tất cả các thoát vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra ở L4-5 và L5-S1(8)
6. Nhóm bệnh nhân điều trị 1-4 lần chiếm tỷ lệ cao (79,99%): trong đó tỷ lệ bệnh nhân điều trị 3 lần có kết quả cao nhất: chiếm 31.66%. Chỉ 1 lần điều trị có kết quả chiếm 15% tổng số bệnh nhân. Số bệnh nhân phải nhiều lần điều trị chiếm tỷ lệ không cao.
7. Đáp ứng với phương pháp điều trị (Có kết quả) chiếm tỷ lệ cao 93,33%, trong đó kết quả loại A chiếm 63,33%. Không có kết quả chỉ chiếm 6,67%.
Trong đó: Số bệnh nhân điều trị <=5 lần chiếm có kết quả 80 %. Trong đó có 4 bệnh nhân không có kết quả. Trong khi số điều trị >=6 lần chỉ chiếm 13.33% nhưng đều đáp ứng điều trị. Không có ca nào không kết quả. Như vậy nếu bệnh nhân điều trị lkết quả chưa tốt nếu kiên trì điều trị vẫn có thể đạt kết quả.
8. So sánh kết quả điều trị so với một số nghiên cứu của các tác giả khác:
Tác giả    Phương pháp điều trị              Số bệnh nhân                       Kết quả điều trị
                                                                                Tốt            Khá        Trung bình      Kém
Trương Minh Việt     Bấm huyệt, xoa bóp    65          20             61.5         12
Lê Thị Tranh             Châm cứu                   33         18.18         51,52        24.24         6.06
Kết quả nghiên cứu   Cấy chỉ                       60          63.33        11.67        18.33        6.67

Tỷ lệ kết quả tốt cao hơn hẳn so với các phương pháp bấm huyệt, xoa bóp (của Trương Minh Việt) và châm cứu (của Lê Thị Tranh). Chứng tỏ hiệu quả điều trị - PHCN của phương pháp cấy chỉ là tốt hơn hẳn so với xoa bóp bấm huyệt và châm cứu.

KẾT LUẬN
1. Sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo là một phương pháp điều trị - PHCN có hiệu quả tốt trong điều trị - PHCN thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
2. Tỷ lệ điều trị có đáp ứng (có kết quả) chiểm tỷ lệ cao 93.33% . Trong đó kết quả tốt (loại A+B) chiếm 75%. Không có kết quả chỉ chiếm tỷ lệ thấp 6.67%. So với phương pháp xoa bóp bấm huyệt và châm cứu thì cấy chỉ có kết quả tốt cao hơn hẳn.
3. Phương pháp ĐT-PHCN này có thể áp dụng phổ biến ở các cơ sở y tế (có chuyên khoa Đông y)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mixter WJ, Barr JS. “Ruptu re of the intervert ebral disc with involvement of the spinal canal.” N Engl J Med 1934; 211:210-5
2. Karppinen J, et al. “Severity of Symptoms and Signs in Relation to Magnetic Resonance Imaging Findings Among Sciatic Patients.” Spine 2001; 26:E149-E154
3 Đau thắt lưng & thoát vị đĩa đệm. Giáo sư Tiến sĩ Hồ Hữu Lương. Nhà xuất bản Y học 2008
4. Lumbar Disc Disease. Author: Kamran Sahrakar, MD, FACS, Clinical Professor, Department of Neurosurgery, University of California at San Francisco. Coauthor(s): Martin Melicharek, MD, Assistant Clinical Professor, Department of Neurosurgery, University of California at Davis (http://emedicine.medscape.com)
5. Thoát vị đĩa đệm. BS. Nguyễn Văn Thanh. Yhocquany.com
6. Nghiên cứu hiệu quả của xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị đau thần kinh hông to. BSCKII Trương Minh Việt, PGS TS Nguyễn Nhược Kim. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Bộ Quốc phòng – Viện y học cổ truyền quân đội. Trang 348.
7. Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa bằng điện châm các huyệt trên kinh thận và kinh bang quang. Lê Thị Tranh. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa 2003
8. Disk Herniation. Author: Tarakad S Ramachandran, MBBS, FRCP(C), FACP, Professor of Neurology, Clinical Professor of Medicine, Clinical Professor of Family Medicine, Clinical Professor of Neurosurgery, State University of New York Upstate Medical University; Chair, Department of Neurology, Crouse Irving Memorial Hospital (http://emedicine.medscape.com)
9. How Acupuncture Relieves Sciatica (Làm thế nào châm cứu giảm đau thần kinh tọa). Nicholas Steadman. http://translate.googleusercontent.com









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét