Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ - PHCN THOAT VỊ ĐĨA ĐỆM

Cột sống  vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh vừa là trụ cột của cơ thể . Một cơ quan  nhưng đảm nhiệm hai nhiệm vụ quan trọng . Trong quá trình phát triển của cơ thể đến độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi cột sống bắt đầu thoái hóa mức độ nhẹ, nặng hoặc trầm trọng phụ thuộc vào chất lượng  sống , nghề nhiệp , công việc , vận động và luyện tập thể thao của mỗi người . Có khoảng 70% dân số bị đau thắt lưng 50% số  đau thắt lưng đơn thuần do vận động sai tư thế , thoái hóa hoặc do luyện tập thể thao,  50% đau lưng do phình hoặc thoát vị đĩa đệm ( TVĐ đệm ) cột sống .

Cột sống bao gồm có 7 đốt sống cổ 12 đốt sống lưng 5 đốt sống thắt lưng , 5 đốt sống cùng và 3 đến 5 đốt sống cùng cụt dính chặt vào nhau gữa hai thân đốt sống được nối với nhau bằng một đĩa đệm và hệ thống dây chằng vững chắc
Đĩa đệm được cấu tạo ba thành phần: Nhân nhầy , vòng sợi sụn và các bản trong suốt  rất đặc biệt các vòng sụn rất dẻo và có độ chun giãn rất cao ôm lấy nhau rất nhiều lớp hình elip ở giữa có một nhân nhầy . Do được cấu tạo đặc biệt như vậy nên khi có một lực nén ,xoắn , vặn tác động lên thân đốt sống đĩa đệm phân tán lực đều khắp mặt đĩa đệm và triệt tiêu nó.Cột sống có tính chịu lực cao, dẻo và vận động về mọi hướng . Mô của đĩa đệm luôn chịu trọng tải và nhiều  lực lớn phức hợp tác động lên , nên đĩa đệm mau chống thoái hóa các vòng sụn dòn nứt, sau một vận động sai tư thế , một lực tác động , nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài  gọi là Thoát vị nhân nhây đĩa đệm .
Nuôi dưỡng sụn đĩa đệm bằng dịch khớp, thông qua quá trình thẩm thấu . Thần kinh và mạch máu đến đĩa đệm rất nghèo nàn .
Dây chằng cột sống có dây chằng dọc trước,dây chằng dọc sau và dây chằng vàng ,dây chăng liên gai và ngang gai
Thoát vị đĩa đệm ( TVĐ đệm ) hoặc Phình đĩa đệm thường gây đau vùng thắt lưng có hội chứng chèn ép rễ thần kinh gây đau ra vùng mông xuống chân mà người bệnh được điều trị nội khoa không thấy đỡ hoặc có đỡ nhưng không đáng kể .  Đau thần kinh tọa  biểu hiện bằng đau từ thắt lưng, dọc theo mặt sau đùi, mặt bên cẳng chân lan tới gót hoặc bàn chân. Ngồi nhiều, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều thì đau tăng lên, nằm nghỉ sẽ đỡ đau. Đôi khi ho, hắt hơi hoặc cười đau tăng, có cảm giác dị cảm ở chân Khoảng 90% các trường hợp đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Nếu khối thoát vị lớn chèn ép vào rễ thần kinh còn gây ra tê chân, yếu chân, đặc biệt là yếu bàn chân, dễ vấp ngã, có hội chứng đuôi ngựa có thể bị teo cơ, đại tiện, tiểu tiện khó. Người ta chia các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ra làm 4 loại:
-   Loại TVĐ đệm đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng mà không có đau thần kinh tọa (là loại      chiếm tỉ lệ cao nhất),
-         Loại TVĐ đệm đau thắt lưng đột ngột dữ dội ( Loại cấp tính )
-         Loại TVĐ đệm đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa cùng với tê , yếu cơ đau buốt xuống gót chân đến tận ngón chân ( Đau lưng và đau chân  )…
-         Loại TVĐ đệm chỉ có tê hoặc yếu chân mà không có đau nhiều teo cơ , rối loạn tiểu tiện.(TVĐ đệm mãn tính hoặc có hẹp ống sống tốn thương gây hội chứng đuôi ngựa)

 
Triệu chứng lâm sàng:
- Đau vùng thắt lưng cấp là triệu chứng thời kỳ đầu . Thời kỳ sau đau thắt lưng và đau chi dưới.
- Đau xuất phát từ thắt lưng và lan xuống phía sau và phía ngoài của đùi tới cẳng chân đau theo dọc đường đi của dây thần kinh Tọa.
- Giảm cảm giác hoặc dị cảm vùng thắt lưng , mông và đùi theo khoanh tủy (dermatomes)
- Teo cơ  ở mông ,đùi và cẳng chân . Nhìn chung thoát vị đĩa đệm cấp hoăc mãn tính thường gây đau thần kinh tọa nghiêm trọng làm hạn chế chức năng vận động , Giảm chức năng sinh hoạt .


Cận lâm sàng : ChụpCT scan hoặc cộng hưởng từ (MRI) có độ nhạy và độ đặc hiệu  cho kết quả chính xác  chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng. MRI đánh giá chi tiết Hình thể cột sống , tình trạng đĩa đệm ,các rễ thần kinh và mô mềm tốt hơn.
Thông thường có ba phương pháp điều trị sau đây:
1 - Nội khoa : Dùng thuốc Giảm đau , Dãn cơ và các loại Vitamine nhóm B ( Nhược điểm của phương pháp này là có thể gây chảy máu dạ dày , suy gan thận , rối loạn chuyển hóa khác ) mà kết quả lại hạn chế .
2 ­- Điều trị bằng phương pháp Vật Lý Trị Liệu :
-Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như : Hồng ngoại , chườm ngải cứu , đắp Paraphin , Tắm ngâm suối bùn nóng .
- Các phương pháp điện trị liệu Như : Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu , Tăng cường chuyển hóa, chống phù nề ,chống viêm giảm đau . Dòng xung điện có tắc dụng kích thích thần kinh cơ , giảm đau , tăng cường chuyển hóa . Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quà trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương
- Lasre làm mềm , giảm đau , chống viêm , tải tạo tổ chức
- Siêu âm làm mềm tổ chức tốn thương xơ sẹo trong sâu , chống viêm , giảm đau , tăng cường chuyển hóa , tăng tải tạo tổ chức .
- Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số ( TM300/ ST101 / …) Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh Thoát vị đĩa đệm / Thoái hóa đĩa đệm / Thoái hóa cột sống căn bản nhất vì mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng  đĩa đệm nhằm giải nén nhằm  tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu , Tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm tải tạo tổ chức .Tùy theo mức độ bệnh tật, tuổi tác thầy thuốc chuyên khoa VLTL – PHCN sẽ quyết định kể hoạch , phương pháp trị liệu thích hợp .
Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị bảo tồn bằng phương pháp Vật lý trị liệu sẽ phục hồi tư 80- 90%  sau 4 – 6 tuần trị liệu .
3. Cấy chỉ vào huyệt đạo: Là phương pháp châm cứu hiện đại, bệnh nhân tốn ít thời gian và công sức. Đợt điều t rị tối thiểu 3-5 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Ưu điểm là giảm đau nhức, giảm tê, phục hồi teo cơ, giãn các cơ quanh cột sống đang bị co thắt, giảm áp lực đè ép vào đĩa đệm, tạo điều kiện ổn định các đĩa đệm bị thoát vị.
Ứu điểm của phương pháp này: là một can thiệp tối thiểu, ít tốn kém vfa ảnh hưởng sức khỏe so với phẫu thuật. 
Nếu có điều kiện kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu.
 
  4– Phẫu thuật : – Áp dụng phẫu thuật khi điều trị Vật lý trị liệu kết hợp với Nội khoa bị thất bại bệnh nhân đau nhiều có hội chứng đuôi ngựa
Các phương pháp Như :      Mổ hở – Mổ giảm áp bằng Lasre – Mổ đông cứng đĩa đệm bằng sóng Radio Tất cả đều có rủi ro 50/50 Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào khối thoát vị  tuổi tác kết quả rất hạn chế  thường thì tải phát đau từ 3tháng đến 2 năm.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Hẹp ống sống thắt lưng


Ống sống là khoang rỗng của đốt sống, trong đó có tuỷ sống và các rễ thần kinh. Nếu ống sống bị hẹp sẽ chèn ép rễ tủy sống và các rễ thần kinh tương ứng gây ra nhiều biến chứng. Chẳng hạn hẹp ống sống thắt lưng sẽ gây đau lưng và đau dây thần kinh hông to lan xuống cả hai chân gây phản ứng dị cảm, đôi khi liệt cơ và rối loạn cơ tròn…
Nguyên nhân gây hẹp ống sống
Tổn thương cột sống gây hẹp ống sống.
Trong lâm sàng đối với một thương tổn đĩa đệm không chỉ có mức độ thoát vị cỡ lớn của phần thoát vị là có ý nghĩa quyết định tất cả mà còn phải quan tâm đến ống sống, nơi đĩa đệm có thể tránh những đụng độ trong quá trình vận động cột sống. Nếu khoang ống sống hẹp thì ngay những biến dạng nhỏ nhất cũng có thể gây nên đau đớn. Trong phẫu thuật, người ta gặp những lồi đĩa đệm thắt lưng tương đối nhỏ, không đủ để giải thích mức độ nặng của các triệu chứng lâm sàng, khi đó cần lưu ý tới độ rộng của ống sống thắt lưng.Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã xác định nếu chỉ có hẹp ống sống thôi (nghĩa là không có thoát vị đĩa đệm) cũng có thể có các triệu chứng lâm sàng giống như bệnh do đĩa đệm.
Những nguyên nhân gây hẹp ống sống thắt lưng là: Bẩm sinh: loạn dưỡng sụn, dị dạng đốt sống, hẹp ống sống nguyên phát, quá ưỡn cột sống thắt lưng, gai đôi cột sống, trượt đốt sống, hẹp ống sống sau chấn thương, biến đổi thoái hoá: phản ứng xương ở các cạnh và khớp đốt sống. Mắc phải: biến đổi thoái hoá như lồi đĩa đệm, giả trượt đốt sống; hẹp ống sống sau phẫu thuật: sau phẫu thuật cố định cứng, tổ chức sẹo; bệnh xương toàn thân: bệnh nhiễm độc flo (fluorose), bệnh Paget. Hỗn hợp: hẹp ống sống nguyên phát kết hợp với biến đổi thoái hoá. Hẹp ống sống là một thể biến dạng của cỡ kích thước ống sống bị hẹp so với cỡ kích thước bình thường, tương ứng với các tổ chức có liên quan, cùng lứa tuổi. Người ta không xếp vào đây quá trình viêm (viêm đốt sống) các u và thoát vị đĩa đệm hoàn toàn. Như vậy chỉ có nguyên nhân bẩm sinh và mắc phải gây nên hẹp lòng ống sống.
Ngoài ra hẹp ống sống có thể do xương (cung, thân đốt sống), cũng có thể do tổ chức mềm gây nên (đĩa đệm, tổ chức liên kết). Tùy theo nguyên nhân, hẹp ống sống có thể ở từng đoạn hay cả toàn bộ ống sống. Sau khi mổ ống sống thắt lưng, hẹp ống sống có thể xảy ra do các mảng sẹo hoặc do sự phát triển chồng áp lên nhau ở phía trong cung đốt sống sau phẫu thuật bất động cột sống ở phía sau. Các phẫu thuật làm cứng đốt sống cũng có thể xuất hiện tình huống tương tự. Trong các nguyên nhân gây hẹp ống sống, cần lưu ý dạng kết hợp hẹp ống sống trên cơ sở của quá trình thoái hoá do những phản ứng mọc gai xương ở các diện khớp nhỏ, những chỗ vồng lên của giới hạn sau của đĩa đệm và những dạng xô lệch giữa các đốt sống với nhau trong thoái hoá đĩa đệm cột sống thắt lưng, với tình trạng hẹp ống sống nguyên phát bẩm sinh. Dạng kết hợp gây hẹp ống ống này đã đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân của bệnh lý hẹp ống sống.
Một lồi đĩa đệm tương đối nhỏ của vòng sợi ở phía lưng hoặc những gai xương nhỏ ở bờ đốt sống trong thoái hoá cũng có thể gây đau đớn nặng nề do hẹp ống sống.
Hẹp ống sống nguyên phát có thể do các ngách bên của ống sống bị san phẳng (mất độ hõm) hoặc đường kính trước – sau của ống sống hay khoảng cách liên cuống đốt sống bị ngắn lại.
Như phần trên đã nêu, các rễ thần kinh ở cột sống thắt lưng dưới, sau khi đi ra khỏi bao cứng chạy trên mặt đĩa đệm ngay sát bên dưới, qua ngách bên của ống sống và ra lỗ liên đốt. Rễ thần kinh có khả năng bị cản ép ở tất cả các đoạn trên đường đi mà thường là do những nguyên nhân kết hợp.
Trong thoái hoá đĩa đệm, các đốt sống xích lại gần nhau hơn, khoang gian đốt sống bị mỏng đi chủ yếu ở phần sau. Do đó khớp phía trên của thân đốt sống thắt lưng cuối cùng xô dịch ra phía trước.
Trong hẹp ống sống bẩm sinh do ngách bên của ống sống nhỏ, có thể đĩa đệm bị kết thể, kèm theo những phản ứng gai xương áp chồng lên nhau nên không những nhiều rễ thần kinh mà đuôi ngựa cũng bị chèn đẩy. Vì những biến đổi này ở trong giai đoạn tiến triển của thoái hoá đĩa đệm nên những bệnh nhân có hội chứng hẹp ống sống thắt lưng thường gặp ở tuổi già.
Hiện nay bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ), hẹp ống sống được chẩn đoán rất chính xác. Theo Verbiest đường kính trước – sau của ống sống vùng thắt lưng nếu nhỏ hơn 10mm thì được coi như là hẹp tuyệt đối. Nếu 10 -12mm là hẹp tương đối.
Chấn thương gây hẹp ống sống.
Biểu hiện khi bị hẹp ống sống
Hẹp ống sống thắt lưng người ta thường gọi là hội chứng hẹp ống sống thắt lưng. Bệnh nhân thường than phiền về đau lưng và dây thần kinh hông to trong nhiều năm và đã điều trị nhiều không khỏi. Đau đa dạng, trải qua đau mạn tính đến đau dây thần kinh hông to, rồi đến đau dây thần kinh đùi cả ở hai bên và cuối cùng là cả đau rễ thần kinh kiểu lan xuyên xuống hai chân. Hai chân có phản ứng dị cảm, đôi khi liệt cơ và rối loạn cơ tròn kiểu kín đáo. Duỗi cột sống quá sẽ gây đau nên bệnh nhân có tư thế đi hơi ngả người về phía trước. Nếu đau thắt lưng và đau các rễ thần kinh khi đi hay đau tăng do đi lại và buộc bệnh nhân phải dừng lại thì được gọi là khập khễnh cách hồi rễ thần kinh. Nếu đuôi ngựa bị xâm phạm có thể xuất hiện khập khễnh cách hồi của đuôi ngựa (đuôi ngựa là nơi hội tụ của rất nhiều rễ thần kinh thắt lưng – cùng). Biểu hiện: giảm cảm giác, muộn hơn có đau và chuột rút cả hai chân sau khi đi một đoạn đường hoặc đứng lâu. Người ta cho rằng do hẹp ống sống nên dẫn đến thiếu máu cục bộ của rễ đuôi ngựa. Đau mang tính chất phụ thuộc vào tư thế và liên quan đến khoanh đoạn tủy tương ứng là những đặc điểm quan trọng để chẩn đoán đau do nguyên nhân mạch máu.
Khập khễnh cách hồi đuôi ngựa xuất hiện trước hết khi bị áp lực trọng tải trong tư thế ưỡn cột sống. Đặc trưng của đau đó là: đau chân tăng mạnh khi đi xuống dốc, xuống thang và lại ngừng đau khi cúi nhẹ ra trước. Chẩn đoán phân biệt với trượt đốt sống do tiêu eo đốt sống (lyse isthmique) vì cũng có hội chứng này và ngoài ra còn chẩn đoán phân biệt với suy yếu khớp.
Điều trị hẹp ống sống
Chỉ được đặt ra khi đã chẩn đoán xác định. Trước tiên cần phải áp dụng các biện pháp điều trị giống như chứng đau do đĩa đệm. Nếu điều trị bảo tồn không có kết quả thì chỉ định phẫu thuật. Phương pháp nới rộng bằng thủ thuật cắt nửa cung sau hoặc toàn bộ cung sau đốt sống ở đoạn có hẹp ống sống. Mục đích của phẫu thuật là giải phóng sự chèn đẩy. Nếu rễ thần kinh ở ngách bên bị chèn ép do ngách bên bị mất độ lõm sâu, có thể chỉ cần cắt bỏ một phần diện khớp trên. Trường hợp có hội chứng ở cả hai bên cần chỉ định cắt toàn bộ cung sau, kết quả điều trị phẫu thuật thường là tốt.
PGS. Vũ Quang Bích-SKĐS

BÀI TẬP ĐAU LƯNG 2

Kỳ 2: Bài tập trong tháng thứ 2
Khi bạn kết thúc tháng thứ nhất tập luyện, chắc chắn bạn đã nhận được kết quả từ những nỗ lực của mình. Tuy nhiên, phương pháp luyện tập này đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì và điều độ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn bước vào tháng thứ 2 tập luyện với những động tác giúp chứng đau lưng của bạn giảm đáng kể.
Bài tập 5 (hình thước thợ)
Không áp dụng bài tập này cho người có hội chứng rễ thần kinh (đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân). Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, lòng bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
+ Chân phải duỗi thẳng các ngón và bàn chân, chân trái vẫn thả lỏng, bắt đầu hít vào từ từ, đồng thời nâng chân phải lên đến khi chân phải thẳng góc với mặt sàn, trong khi các bộ phận khác của cơ thể vẫn giữ nguyên không xoay vặn. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Khi chân phải đã ở tư thế thẳng đứng, nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Bắt đầu thở ra từ từ và hạ chân phải xuống sàn, thời gian thở ra hết kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn khoảng 5 giây, thở đều rồi bắt đầu tập với chân kia như trên. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.
Bài tập 6 (cái ê - ke)
Không áp dụng bài tập này cho người có hội chứng rễ thần kinh (đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân). Nằm ngửa trên sàn, hai chân thẳng và khép sát nhau, duỗi thẳng các ngón chân và hai bàn chân.
+ Bắt đầu hít vào từ từ, đồng thời nâng cả hai chân ở tư thế duỗi thẳng và khép sát nhau, đến khi hai chân thẳng góc với mặt sàn. Trong lúc nhấc chân lên không làm xoay vặn các phần khác của cơ thể. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Khi hai chân đã ở tư thế thẳng đứng, nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Bắt đầu thở ra từ từ và hạ hai chân xuống sàn. Thời gian thở ra khoảng 5 giây, kết thúc khi hai chân đặt xuống sàn.
+ Nằm thư giãn, thở đều 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Bài tập 7 (ôm gối)
Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, thở đều.
+ Từ từ hít vào và nâng đầu gối bên phải lên, áp đùi vào ngực. Bàn tay phải đỡ phía trước cổ chân phải, bàn tay trái giữ đầu gối phải, ngón cái của các bàn tay không đối diện với các ngón khác mà cùng phía với nhau, ép đùi sát vào ngực, cẳng chân sát vào đùi, lưng vẫn giữ thẳng và sát mặt sàn. Động tác trên kéo dài khoảng 5 giây.
+ Giữ ở tư thế trên khoảng 5 giây và nín thở.
+ Từ từ thở ra và đưa chân phải cùng hai tay về vị trí ban đầu. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn khoảng 5 giây, thở đều rồi tập với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm

BÀI TẬP ĐAU LƯNG 2

 
Kỳ 3: Các bài tập thêm
Để quá trình điều trị và dự phòng đau cột sống thắt lưng đạt hiệu quả tối ưu, ngoài những bài tập cụ thể dành cho tháng đầu tiên và tháng thứ 2, chúng tôi cung cấp thêm đến bạn đọc một số bài tập thêm. Những bài tập này không những giúp bạn thoát khỏi chứng đau thắt lưng mà còn giúp bạn có được vòng 2 như ý.
Bài tập 8
Đứng trên sàn ở tư thế thẳng, hai tay xuôi theo người, thở đều.
+ Bước chân phải lên trước cách mũi chân trái 60cm, hai bàn tay chống lên bờ xương chậu, thở đều.
+ Từ từ hít vào, chùng chân phải để gối gập trên 90o, chân trái duỗi thẳng, ưỡn lưng và ngửa đầu tối đa. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế trên khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và duỗi thẳng chân phải, đưa đầu và nửa thân người phía trên về tư thế thẳng. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Kéo chân phải về sát chân trái, trở về tư thế đứng thẳng ban đầu, hai tay xuôi theo người, thở đều, thư giãn 5 - 10 giây rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.
Bài tập 9
Đứng trên sàn như bài tập 8, hai chân mở bằng vai, hai bàn tay đặt lên bờ trên xương chậu.
+ Từ từ hít vào, ưỡn cong cột sống thắt lưng về phía trước, nửa người trên từ rốn tới đầu ngửa tối đa. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Giữ ở tư thế trên và nín thở khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra, đưa thân người phía trên và đầu về tư thế thẳng đứng, hai bàn tay vẫn đặt ở bờ trên xương chậu. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Thả hai tay xuống, thư giãn ở tư thế đứng, thở đều 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Bài tập 10
 Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
+ Duỗi thẳng bàn và các ngón chân phải, từ từ hít vào và nâng chân phải lên khi tạo với mặt sàn một góc 45o thì dừng lại. Chân trái và thân người vẫn giữ nguyên và áp sát mặt sàn. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nín thở, giữ chân phải thẳng ở tư thế nâng 45o trong thời gian khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, trở về tư thế ban đầu. Động tác này kéo dài 5 giây.
+ Nằm ở tư thế ban đầu, thở đều và thư giãn 5 - 10 giây rồi lặp lại với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần, tổng số 10 lần.
 Bài tập 10.
Bài tập 11

Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
+ Duỗi thẳng bàn chân và các ngón chân, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khi tạo với mặt sàn một góc 45o thì dừng lại, hai chân vẫn duỗi thẳng và khép sát nhau. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nín thở, giữ hai chân ở tư thế trên khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống mặt sàn, trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này trong khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn và thở đều khoảng 5 - 10 giây sau đó lặp lại bài tập trên 10 lần.
+ Các bài tập làm vững cơ thành bụng: các bài tập này được áp dụng vào tháng thứ hai, tháng thứ nhất tập các bài tập 1 - 4.
 Bài tập 11.
Bài tập 12 (Cánh cung)

Nằm sấp, hai tay xuôi dọc hai bên thân, hai chân duỗi và khép sát nhau. Thả lỏng hoàn toàn các cơ lưng, nâng cằm lên trong khi gập hai gối, duỗi thẳng hai bàn chân, hai tay nắm lấy hai cổ chân, ngón cái không đối diện mà cùng phía các ngón khác.
+ Chỉ dùng lực của hai chân để thực hiện động tác, hai tay thụ động dùng để nối liền hai vai và cổ chân như một dây cung. Căng mạnh các cơ đùi và bắp chân, kéo mạnh bàn chân ra sau. Trong cả quá trình làm động tác, cơ lưng phải thả lỏng, nếu cơ lưng mà căng thì động tác không thực hiện được. Cuối động tác, đầu gối phải được nâng cao hơn cằm, đúng nhất phải ngang đỉnh đầu. Xương mu không chạm sàn, trọng lượng của cơ thể nằm ở vùng mũi ức thì hiệu quả mới tốt, nội tạng mới được xoa bóp mạnh.
+ Khi toàn thân ở vị trí hình cánh cung thì bắt đầu dao động đung đưa trước - sau như cưỡi ngựa gỗ. Lúc đầu đu đưa nhẹ, sau tăng dần, lần lượt bụng rồi đến ngực và kết thúc là đùi chạm sàn. Có thể làm từ 5 - 10 dao động, khi dao động có thể hít vào khi ngẩng đầu lên, thở ra khi đầu dao động xuống hoặc thở theo nhịp bình thường.
+ Cuối cùng duỗi chân ra sau để từ từ trở về vị trí ban đầu, nghỉ và thư giãn 10 - 15 phút.
Bài tập này có nhiều tác dụng phối hợp, tốt cho nội tiết và tiêu hóa, hạn chế thoái hóa đĩa đệm, duy trì mật độ khoáng của xương, chống loãng xương, làm mạnh các cơ đùi, bụng. Tác động mạnh lên đám rối dương gây hoạt hóa thần kinh thực vật, chống được béo phì và làm giảm dần lớp mỡ dưới da bụng.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm

BÀI TẬP ĐAU LƯNG

Kỳ 1: Các bài tập trong tháng đầu tiên
Đau cột sống thắt lưng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam, nữ. Ngoài việc dùng thuốc dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập có tác dụng tốt trong điều trị cũng như dự phòng tái phát bệnh.
Đối tượng nào nên tập cột sống thắt lưng?
Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hoá đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa. Trong đó có bài tập tác dụng làm dãn cột sống, tác dụng tương tự như kéo dãn cột sống thắt lưng, có bài tập làm mạnh các cơ thành bụng và khối cơ lưng, giúp giữ vững cột sống thắt lưng. Các bài tập đều có tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho đĩa đệm, phục hồi chức năng vận động của cột sống. Cần tập hằng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, mỗi lần 30 phút, mỗi tuần ít nhất năm ngày. Với người đau thắt lưng cần tập một đợt ít nhất hai tháng. Một người tập luyện đều đặn sẽ duy trì được một cột sống trẻ lâu, chậm thoái hóa đĩa đệm, khả năng chịu đựng lực trọng tải của cột sống tốt hơn, các động tác trở nên thuần thục, có khả năng tránh được các tổn thương do các chấn thương hoặc các động tác sai tư thế đến bất ngờ trong lao động hoặc sinh hoạt. Với những người cao tuổi, phụ nữ sau mạn kinh, tập luyện còn làm giảm được bệnh lý loãng xương.
Nguyên tắc khi tập luyện
Cần tập khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện bài tập như chạy tại chỗ, tập vài động tác thể dục buổi sáng. Khi áp dụng một bài tập nào đó thì trong quá trình tập cũng như sau tập, người bệnh phải cảm thấy dễ chịu, không đau tăng. Nếu thấy đau tăng cần điều chỉnh lại kỹ thuật của bài tập, có thể do vận động nhanh, đột ngột hoặc vận động quá tầm có thể chịu đựng. Nếu sau điều chỉnh vẫn thấy đau tăng cần ngừng bài tập đó.
Các động tác trong bài tập cần được làm từ từ, không được làm nhanh, mạnh hay đột ngột. Tập theo những giới hạn mà cơ thể người tập có thể làm được. Nếu không làm được đầy đủ một động tác thì làm một nửa hoặc ít hơn, rồi tăng dần.
Một lần tập nên kéo dài 30 phút đến một giờ, kể cả thời gian thư dãn. Kết thúc buổi tập cần thư dãn ít nhất 10 phút ở tư thế nằm thoải mái hoặc lặp lại các động tác khởi động như trước buổi tập. Tập hàng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, một tuần ít nhất tập năm ngày, một đợt ít nhất hai tháng.
 
 
 
Các bài tập có tác dụng làm dãn cột sống và làm mạnh khối cơ lưng:
Bài tập 1 (con châu chấu)
Người tập nằm sấp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân khép, thở đều.
+ Từ từ hít vào và nâng chân phải lên trong khi chân phải vẫn giữ thẳng, nâng càng cao càng tốt. Chân trái vẫn duỗi thẳng và sát mặt sàn, cột sống lưng hơi ưỡn về phía trước. Thời gian từ lúc bắt đầu nâng chân đến khi nâng tối đa khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
Nghỉ khoảng 5 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi động tác làm 5 lần luân phiên chân phải rồi chân trái, tổng cộng 10 lần.
Bài tập 2 (con bò cạp)
Tư thế nằm sấp như bài tập 1.
+ Hai chân khép, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt, hai chân vẫn thẳng, bàn và ngón chân duỗi, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nằm thư dãn 10 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên 10 lần.
Bài tập 3 (con thằn lằn)
Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp sấp đặt trên sàn ngang hai vai. Hai khuỷu tay co và khép sát người, hai chân duỗi thẳng, đặt cằm trên sàn nhìn thẳng về phía trước.
+ Từ từ hít vào chậm và sâu, đẩy tay nâng nửa thân người phía trên lên, ưỡn đầu và ngực tối đa để phần trên rốn trở lên được nâng lên. Ở tư thế này, bàn chân được duỗi căng hết mức, mũi bàn chân không nhấc khỏi sàn, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nhìn lên trần, nhịn thở, giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra chậm và hạ đầu xuống dần, tựa má xuống sàn. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Toàn thân thả lỏng, thư dãn, thở đều khoảng 5 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Bài tập 4 (cầu vồng)
Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân duỗi thẳng khép sát nhau, thở đều.
+ Co hai chân để hai cẳng chân vuông góc với mặt sàn, từ từ hít vào và nâng mông lên tối đa, chỉ còn hai bả vai, đầu và hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Giữ ở tư thế hình cầu vồng như trên khoảng 5 giây và nín thở.
+ Từ từ thở ra và hạ mông xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác khoảng 5 giây.
+ Thở đều, duỗi thẳng chân, thả lỏng, thư dãn 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm
Theo SK&ĐS

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Đánh giá hiệu quả sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo điều trị - phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đánh giá hiệu quả sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo
điều trị - phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chủ nhiệm đề tài:
TTUT BS chuyên khoa cấp 1 Quách Tuấn Vinh
Cộng sự:
1. Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Thanh
Phó chủ nhiệm khoa đông y BVTƯQĐ 108
2. Bác sĩ Nguyễn ĐắcLương
Chủ nhiệm khoa đông y BV Hoài Đức – Hà Nội
3. Y sĩ Nguyễn Thị Thanh
Kỹ thuật viên cấy chỉ - Phòng chẩn trị y học cổ truyền Minh Quang
HÀ NỘI - 2010

Năm 1934, thuật ngữ “thoát vị đĩa" được Mixter và Barr đầu tiên đưa ra sau quan sát một nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường, đè ép vào rễ thần kinh liền kề. Đây là một nguyên nhân phổ biến của đau lưng, đau thần kinh tọa. (1).
Ở Việt Nam, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng là một bệnh phổ biến. Theo giáo sư Hồ Hữu Lương, đau thắt lưng là một hội chứng thường gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Theo số liệu điều tra mới nhất, nước ta có khoảng 17,41 % số người mắc bệnh về xương khớp bị THCS và TVĐĐ (con số này trên thế giới là 20 %). Giống như các quốc gia trên thế giới, tỉ lệ nam giới tại Việt Nam mắc bệnh này thường cao gấp 2 lần phụ nữ. Theo Giáo sư thần kinh Sahrakar Kamran thuộc Đại học California (4), gần 5% nam giới và 2,5% phụ nữ trải nghiệm đau thần kinh tọa tại một số thời gian trong đời của họ.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị - PHCN bệnh TVĐĐ. Cả nội khoa và ngoại khoa. Hiệu quả điều trị và các biến chứng do ngoại khoa còn là vấn đề quan tâm của cả thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thông, hiện 90-95% bệnh nhân bị bệnh THCS và TVĐĐ được điều trị theo hướng bảo tồn, 5% còn lại phải nhờ đến phẫu thuật. Đây là bệnh lý phức tạp, khó điều trị; nếu không được phát hiện và chạy chữa kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng như liệt, teo cơ, tàn phế.
Theo giáo sư thần kinh Sahrakar Kamran: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm một lượng lớn lực lượng lao động. Vấn đề điều trị còn gây tranh cãi. Điều trị thất bại không phải là hiếm gặp và có thể dẫn đến kiện tụng. Kết quả là có thể lầm mất uy tín của thầy thuốc ở một số bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp điều trị - phục hồi chức năng bệnh TVĐĐ. Sử dụng chỉ khâu phẫu thuật (catgut) cấy ghép vào huyệt đạo được coi là một phương pháp châm cứu hiện đại đã được áp dụng tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Minh Quang số 10D Lý Nam Đế Hà Nội
Nhằm đánh giá hiệu quả điều trị - PHCN bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ. Nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 60 bệnh nhân mắc bệnh TVĐ Đ đến khám và điều trị tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Minh Quang trong năm 2008 và 2009. Không phân biệt giới tính, tuổi tác và nghề nghiệp. Có chụp MRI chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tham gia điều trị tối thiểu 05 lần nếu chưa có kết quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:


1. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam nữ là tương đương như nhau. Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Văn Thông, giám đốc trung tâm đột quỵ 108 là tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều gấp 2 lần nữ giới. Nghiên cứu của HHL (1986) tỷ lệ nam giới mắc bệnh chiếm 82% (3- trang 97).
2. Độ tuổi 41-60 tuổi mắc bệnh chiếm tỷ là cao nhất là 58,34%. Tương đương nhận xét của Hồ Hữu Lương. Đây là độ tuổi lao động có thâm niên nghề và kinh nghiệm nghề nghiệp. Khác với nghiên cứu của HHL trên 61 bệnh nhân TVĐĐ thắt lưng đã điều trị tại khoa thần kinh viện QY 103 từ 1983-1985, đa số xảy ra ở lứa tuổi 20-49 (91,8%), ở lứa tuổi 20-39 chiếm 75,4%. Trong nghiên cứu này, độ tuổi 20-40 chỉ chiếm 20%.
3. Theo HHL (1986), 39% đối tượng mắc bệnh TVĐ Đ CSTL làm nghề lao động mang vác nặng. Trong nghiên cứu này, đối tượng mắc bệnh là trí thức, nhân viên văn phòng chiếm tỷ lê cao nhất là 45%, cao hơn hẳn đối tượng lao động chân tay chỉ chiếm 23,33%. Có thể, nguyên nhân ít vận động chân tay, ngồi nhiều là một trong những yếu tố cần xem xét có khả năng dẫn đến thóat vị đĩa đệm CSTL.
4. Thời gian mắc bệnh trên 12 tháng mới đến khám và điều trị bằng phương pháp cấy chỉ chiếm tỷ lệ đa số 70%.
5. Theo HHL (1986), TVĐĐ thường xẩy ra ở hai đĩa đệm cuối, các đĩa đệm khác ít gặp hơn. Phù hợp với nhận xét trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân thoát vị ở vị trí L4-5 chiếm đa số các bệnh nhân. (46,67%). L5-S1 chiếm 16,67%. Các vị trí khác chiếm tỷ lệ thấp. Thoát vị đa tầng L4-5 và L5-S1 cũng chiếm tỷ lệ 15%. Thống nhất quan điểm của HHL các đĩa đệm đốt sống cuối L4 và L5 là đĩa đệm chịu áp lực cao của cả cột sống và là vùng bản lề nên hay xảy ra thoát vị nhất. Theo Ramachandran S Tarakad Giáo sư Thần kinh học, Giáo sư Y khoa lâm sàng, Giáo sư Y học lâm sàng gia đình, Giáo sư lâm sàng thần kinh thuộc Đại học bang New York: Khoảng 90% của tất cả các thoát vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra ở L4-5 và L5-S1(8)
6. Nhóm bệnh nhân điều trị 1-4 lần chiếm tỷ lệ cao (79,99%): trong đó tỷ lệ bệnh nhân điều trị 3 lần có kết quả cao nhất: chiếm 31.66%. Chỉ 1 lần điều trị có kết quả chiếm 15% tổng số bệnh nhân. Số bệnh nhân phải nhiều lần điều trị chiếm tỷ lệ không cao.
7. Đáp ứng với phương pháp điều trị (Có kết quả) chiếm tỷ lệ cao 93,33%, trong đó kết quả loại A chiếm 63,33%. Không có kết quả chỉ chiếm 6,67%.
Trong đó: Số bệnh nhân điều trị <=5 lần chiếm có kết quả 80 %. Trong đó có 4 bệnh nhân không có kết quả. Trong khi số điều trị >=6 lần chỉ chiếm 13.33% nhưng đều đáp ứng điều trị. Không có ca nào không kết quả. Như vậy nếu bệnh nhân điều trị lkết quả chưa tốt nếu kiên trì điều trị vẫn có thể đạt kết quả.
8. So sánh kết quả điều trị so với một số nghiên cứu của các tác giả khác:
Tác giả    Phương pháp điều trị              Số bệnh nhân                       Kết quả điều trị
                                                                                Tốt            Khá        Trung bình      Kém
Trương Minh Việt     Bấm huyệt, xoa bóp    65          20             61.5         12
Lê Thị Tranh             Châm cứu                   33         18.18         51,52        24.24         6.06
Kết quả nghiên cứu   Cấy chỉ                       60          63.33        11.67        18.33        6.67

Tỷ lệ kết quả tốt cao hơn hẳn so với các phương pháp bấm huyệt, xoa bóp (của Trương Minh Việt) và châm cứu (của Lê Thị Tranh). Chứng tỏ hiệu quả điều trị - PHCN của phương pháp cấy chỉ là tốt hơn hẳn so với xoa bóp bấm huyệt và châm cứu.

KẾT LUẬN
1. Sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào huyệt đạo là một phương pháp điều trị - PHCN có hiệu quả tốt trong điều trị - PHCN thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
2. Tỷ lệ điều trị có đáp ứng (có kết quả) chiểm tỷ lệ cao 93.33% . Trong đó kết quả tốt (loại A+B) chiếm 75%. Không có kết quả chỉ chiếm tỷ lệ thấp 6.67%. So với phương pháp xoa bóp bấm huyệt và châm cứu thì cấy chỉ có kết quả tốt cao hơn hẳn.
3. Phương pháp ĐT-PHCN này có thể áp dụng phổ biến ở các cơ sở y tế (có chuyên khoa Đông y)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mixter WJ, Barr JS. “Ruptu re of the intervert ebral disc with involvement of the spinal canal.” N Engl J Med 1934; 211:210-5
2. Karppinen J, et al. “Severity of Symptoms and Signs in Relation to Magnetic Resonance Imaging Findings Among Sciatic Patients.” Spine 2001; 26:E149-E154
3 Đau thắt lưng & thoát vị đĩa đệm. Giáo sư Tiến sĩ Hồ Hữu Lương. Nhà xuất bản Y học 2008
4. Lumbar Disc Disease. Author: Kamran Sahrakar, MD, FACS, Clinical Professor, Department of Neurosurgery, University of California at San Francisco. Coauthor(s): Martin Melicharek, MD, Assistant Clinical Professor, Department of Neurosurgery, University of California at Davis (http://emedicine.medscape.com)
5. Thoát vị đĩa đệm. BS. Nguyễn Văn Thanh. Yhocquany.com
6. Nghiên cứu hiệu quả của xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị đau thần kinh hông to. BSCKII Trương Minh Việt, PGS TS Nguyễn Nhược Kim. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Bộ Quốc phòng – Viện y học cổ truyền quân đội. Trang 348.
7. Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa bằng điện châm các huyệt trên kinh thận và kinh bang quang. Lê Thị Tranh. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa 2003
8. Disk Herniation. Author: Tarakad S Ramachandran, MBBS, FRCP(C), FACP, Professor of Neurology, Clinical Professor of Medicine, Clinical Professor of Family Medicine, Clinical Professor of Neurosurgery, State University of New York Upstate Medical University; Chair, Department of Neurology, Crouse Irving Memorial Hospital (http://emedicine.medscape.com)
9. How Acupuncture Relieves Sciatica (Làm thế nào châm cứu giảm đau thần kinh tọa). Nicholas Steadman. http://translate.googleusercontent.com









Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

THUỐC CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM



Nhờ tính chất đàn hồi nên đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm sóc, giúp cho cột sống thực hiện chức năng vận động của mình (cúi, ngửa, nghiêng...) một cách mềm dẻo. Khi vòng sợi bao quanh bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài khỏi vị trí giữa hai đốt sống, thường là về phía sau gây chèn ép tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Hiện tượng trên gọi là thoát vị đĩa đệm. Theo nhiều nghiên cứu, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 80% các trường hợp đau cột sống thắt lưng.

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống, trong đó phải kể đến các nguyên nhân hàng đầu là các chấn thương cột sống, sau đó là các tư thế xấu trong lao động. Các chấn thương vào vùng cột sống như ngã ngồi đập mông xuống đất, chấn thương tác động trực tiếp vào vùng cột sống hoặc các tư thế xấu như cúi, nghiêng hay xoay người nhấc vật nặng - đặc biệt nhấc vật nặng ở cách xa người dễ gây thoát vị đĩa đệm.

Tùy theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng khác nhau. Thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng hay gặp nhất (trên 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống) gây đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa một hay cả hai bên, đau thần kinh đùi bì. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau cổ, đau vai gáy, đau cánh tay: hội chứng cổ - vai - cánh tay. Trường hợp nặng chèn ép vào tủy sống sẽ gây yếu cánh tay hoặc liệt tứ chi.
diadem1.jpg

Điều trị

Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh mà cân nhắc tới các biện pháp điều trị bảo tồn và điều trị can thiệp phẫu thuật. Điều trị bảo tồn bao gồm các biện pháp như: nghỉ ngơi; vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin... Có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị đĩa đệm còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng có tác dụng tương tự, chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống có tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.

Biện pháp dùng thuốc bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam... uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận... Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin. Nhìn chung không có chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm loại steroid như prednisolon, dexamethason... đường toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ. Một số trường hợp hãn hữu như đau nhiều không đáp ứng với các biện pháp trên, đặc biệt kèm phù tủy có thể methylprednisolon đường tĩnh mạch liều cao, ngắn ngày, giảm liều nhanh nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải được theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Đối với đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc tại chỗ là tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison với liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3-7 ngày cũng cho hiệu quả giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, việc tiêm ngoài màng cứng phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa khớp có kinh nghiệm, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn.

Gần đây, người ta bắt đầu sử dụng tia laser, sóng radio qua da để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm. Đây là các phương pháp an toàn, tuy nhiên chỉ có hiệu quả khi chỉ định trong những trường hợp nhẹ, nhân nhầy mới chỉ lồi vào ống sống và không có các tổn thương kèm theo như gai xương, xẹp trượt đốt sống, hay phối hợp dày dây chằng vàng.

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp sau: thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa (biểu hiện bí đại, tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục); có liệt chi; đau quá mức, các thuốc giảm đau không hoặc rất ít tác dụng; sau khoảng 6 tháng áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Bao gồm các biện pháp: Kinh điển là mổ cắt cung sau lấy bỏ khối thoát vị - nhìn chung là can thiệp rộng, nhiều biến chứng về sau, đặc biệt là tái phát đau do vết mổ cũ xơ dính. Về sau, các kỹ thuật được cải tiến hơn như phẫu thuật mở nhỏ (mini- open); cắt bỏ đĩa đệm qua da; mổ nội soi lấy nhân thoát vị; mổ nội soi hút nhân nhầy... Trường hợp tổn thương có trượt đốt sống phối hợp gây mất vững có thể cố định cột sống bằng khung kim loại. Phẫu thuật thay đĩa đệm mới nhìn chung ít được chỉ định.

Phòng thoát vị đĩa đệm

Cần rèn luyện để đạt được cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc ngay từ tuổi trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong lao động, học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày; tránh cúi người khiêng vác vật nặng; tránh mọi chấn thương cho cột sống.

ThS. Bùi Hải Bình
suckhoedoisong.vn

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

Đau lưng gần như một căn bệnh của toàn nhân loại, nó gây ra bởi quy luật lão hóa và bệnh lý của con người. Tần xuất và mức độ đau xuất hiện gia tăng theo tuổi tác. Đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống (TVĐĐCS) gây ra các triệu chứng chè ép tuỷ và chèn ép rễ dây thần kinh khiến ta có cảm giác đau và tê buốt dọc theo hai cánh tay hay dọc theo hai chân mà trước đậy một số thầy thuốc thường chẩn đóan là đau dây thần kinh tọa.Đa số các trường hợp khác là đau cơ năng liên quan đến sự thoái hoá cột sống, cơ, dây chằng, gai cột sống.
Việc chẩn đoán trước đây có những khó khăn, phần lớn các thầy thuốc chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng chèn ép rễ dây thần kinh hoặc hội chứng chèn ép tuỷ. Tiến hơn một bước nhiều cơ sở y tế đã tiến hành chụp bao rễ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính. Nhưng khi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ(MRI) ra đời thì việc chẩn đoán đau lưng do TVĐĐCS đã trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Chưa có một vũ khí thần kỳ nào để chống trả căn bệnh này. Các bác sĩ đã áp dụng những liệu pháp tổ hợp bao gồm thuốc men, vật lý trị liệu và cả tâm lý liệu pháp. Khi các liệu pháp trên không mang lại kết quả thì ngoại khoa là con đường lựa chọn. Trong lịch sử y học đã có quá nhiều phương pháp ngoại khoa được áp dụng: Điều trị bằng phẩu thuật là kỹ thuật kinh điển được áp dụng sớm nhất bao gồm (Phẩu thuật đĩa đệm, phẩu thuật đóng cứng cột sống, phẩu thuật chỉnh hình đĩa đệm). Đây là những can thiệp ngoại khoa khá nặng nề mà bệnh nhân phải chịu đựng. Trong phương pháp can thiệp ngoại khoa này, dù là một bác sĩ giàu kinh nghiệm nhưng cũng không ai dám chắc là tránh được ra các biến chứng trong phẩu thuật dù là rất hi hữu.
Một số biến chứng của mổ hở có thể gặp như:
- Liệt sau mổ
- Dò dịch não tuỷ
- Xơ hóa màng cứng
- Sẹo bên trong gây dính rễ dây thần kinh và trong gây ra đau khi vận động
- Mất cấu trúc ổn định vốn có của cột sống
- Ngoài ra vẫn có thể gặp những biến chứng trong can thiệp ngoại khoa như: Chảy máu thứ phát, nhiễm trùng vết mổ. Phẩu thuật lại phải tiến hành dưới gây mê và bệnh nhân phải chịu đau sau mổ. Tuy vậy phẩu thuật hở vẫn rất cần thiết khi mà các phương pháp can thiệp tối thiểu không mang lại kết quả.
Điều trị bảo tồn là điều cần thiết trước tiên. Theo PGS.TS.BS Hồ Hữu Lương đó là: Chế độ bất động, lí liệu pháp, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kéo dãn cột sống, thuốc men, các phương pháp phong bế v.v...Nếu sau một thời gian điều trị bảo tồn như đã nêu trên mà không mang lại kết quả, triệu chứng đau vẫn không giảm thì mới tính đến can thiệp ngoại khoa.
Để hạn chế được những biến chứng, những di chứng cũng như tâm lý sợ phẩu thuật của bệnh nhân, nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn đã được tiến hành: Vi phẩu nhân nhầy đĩa đệm, hoá tiêu nhân nhầy đĩa đệm bằng Chymopapain và đặc biệt là sử dụng nguồn năng lượng Laser để giảm áp đĩa đệm.
Với sự phát triển của công nghệ Laser và dây dẫn quang mềm cùng với các thiết bị Xquang hiện đại đã cho phép các nhà y học đưa ra phương pháp: Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser chọc qua da (Percutaneous Laser Disc Decompression, viết tắc là PLDD). Đây là một kỹ thuật không phải phẩu thuật và nó được tiến hành dưới gây tê tại chỗ. Trong quá trình tiến hành thủ thuật, phẩu thuật viên vẫn tiếp xúc được với bệnh nhân qua ngôn ngữ để nhận biết được cảm giác của bệnh nhân. Nguồn năng lượng Laser đưa vào nhân nhầy, cùng với lỗ hổng do nhân nhầy bị bốc bay đã tạo ra sẽ làm giảm áp suất trong nhân nhầy của đĩa đệm. Kỹ thuật dùng Laser này lần đầu tiên được thực hiện ở bệnh viện Graz của Áo do hai bác sĩ tiên phong là GS.P. Ascher và GS. D.J. Choi vào năm 1986. Đến nay kỹ thuật Giảm áp đĩa cột sống bằng Laser chọc qua da đã được thực hiện trong nhiều bệnh viện ở Châu Âu va Châu Mỹ. Ở Châu Á, sau Nhật Bản và Malaysia, Việt nam tự hào là nước thứ Ba đãtriển khai thành công kỹ thuật nàyvào năm 1999 dưới sự giúp đỡ của GS.Massashi Marumo (Nhật Bản). Trong 7 năm qua chúng tôi đã tiến hành kỹ thũat này cho trên 1.000 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân được điều trị đều hài lòng với kết quả đạt được. Trong các báo cáo khoa học của Việt Nam trình bày tại các hội thảo quốc tế chúng ta cũng đạt đuợc một tỷ lệ kết quả tương đồng với các nước tiên tiến. Kinh phí điều trị chỉ bằng một phần mười ở các nước khác. Cụ thể sau lần can thiệp thứ nhất 70-75% đạt kết quả tốt. Khỏa 25-30% bệnh nhân cần làm bổ sung lần thứ 2, kết quả sau lần làm bổ sung nàu đạt được một tỷ lệ ổn định là 85-90%. Một số ít bệnh nhân dù đã được can thiệp bổ sung, nhưng nếu triệu chứng chèp ép không giảm thì khuyên bệnh nhân nên thực hiện mổ hở. Ngược lại đã có một số trường hợp mở hở không kết quả lại kết quả với kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da bổ sung.
Khảo sát khi thực hiện cộng hưởng từ một cách tỷ mỹ, chính xác sẽ giúp người bác sĩ ngoại khoa Laser đưa ra một quyết định can thiệp tối ưu nhất.
Một vài chống chỉ định tuyệt đối trong kỹ thuật này là: Ung thư cột sống, Lao cột sống,Gãy thân đốt sống, Trượt thân đốt sống trên độ một, Phụ nữ đang mang thai, Đĩa đệm đã bị vỡ, Xẹp đĩa đệm trên 50%.
Chống chỉ định tương đối là: Thoái hoá cột sống nặng, Phì đại dây chằng vàng, Hẹp lỗ liên hợp do thoái hoá xương, Đứt dây chằng dọc sau.
TR.C.Duyệt
(Báo Người Lao động ra ngày thứ bảy 10/3/2007

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

CẤY CHỈ CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

11.02.2009


Thoát vị đĩa đệm là gì ?

Đĩa đệm là tên gọi một tổ chức có chức năng “đệm”, chịu một áp lực do cột sống đè lên, có chức năng như một cái giảm sốc cho cột sống và làm cho cột sống mềm dẻo. Căn bệnh thoát vị lại cũng là một căn bệnh có tính phổ biến ở lứa tuổi trung và cao tuổi. Khi những đĩa đệm bị chấn thương, nó sẽmòn, rách hoặc bị bệnh, chúng có thể phồng lên hoặc vỡ ra. Đó gọi là thoát vị đĩa đệm. Hơn 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng. Những phần còn lại xảy ra ở cổ và rất it ở cột sống ngực.

Những triệu chứng của thóat vị đĩa đệm là gì?

Sau những cử động cột sống đột ngột, mang xách nặng, ngã… người bệnh thường triệu chứng sau:

1. Đau nhức là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.

2. Tê bì: cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

3. Teo cơ, yếu liệt: thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.

Trên phim chụp cộng hưởng từ, hình ảnh thoát vị thường rất rõ nét với hình ảnh chén ép vào tủy sống. Đây là căn cứ chẩn đoán bệnh TVĐĐ. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, các thầy thuốc có thể căn cứ vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán căn bệnh này.

(Ảnh theo bài: Hình ảnh chèn ép tủy sống do thoát vị địa đệm trên phim chụp cộng hưởng từ)

Thoát vị đĩa đệm được điều trị như thế nào?

Có nhiều cách điều trị căn bệnh này như dùng thuốc giảm đau chống viêm, châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng …cho tới phẫu thuật (mổ lấy bỏ đĩa đệm bị thoát vị). Tuy nhiên, theo các thầy thuốc, hầu hết thoát vị đĩa đệm là điều trị không phẩu thuật chỉ cần uống thuốcvà nghỉ ngơi một thời gian đồng thời tập thể dục đúng cách. Khoảng 50% thoát vị bình phục sau một tháng. Sau 6 tháng hơn 95% khỏi bệnh. Chỉ có 10% được chỉ định phẩu thuật.

Cấy chỉ có thể điều trị thoát vị đĩa đệm được không?

Hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp cấy chỉ để điều trị - PHCN căn bệnh này. Kết quả lâm sàng cho thấy hết sức khả quan. Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, châm cứu được đánh giá cao, mang lại hiệu quả tốt trong điều trị - PHCN. Riêng với phương pháp cấy chỉ hiện đang được tiến hành tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang, qua hàng ngìn ca TVDĐ điều trị - PHCN tại đây, BS Quách Tuấn Vinh đánh giá cao phương pháp ĐT-PHCN này. Mục đích giảm đau, chống teo cơ, hồi phục chức năng vận động là kết quả được mang lại cho người bệnh, hạn chế được tỷ lệ người bệnh phải phẫu thuật, thời gian điều trị ngắn (thông thường khoảng 3 lần cấy chỉ, mỗi lần cách nhau nửa tháng…).

NGƯỜI BỆNH NÓI GÌ?

Bà Ngô Thị Hường

Địa chỉ: 12/137 Ngõ Hào Nam Hà Nội cho biết: Từ 2003 đến nay, bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa. Bệnh viện Việt Xô chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống thắt lưng, đã từng cấp cứu điều trị tại VX; từng được kéo giãn cột sống 1 năm liền không đỡ. Bệnh nhân đi lại đau nhức, thường phải lê bước chân, khi ngồi xuống đứng lên rất khó khăn. Đã chhạy chữa ở nhiều cơ sở y tế… Con cái thường gửi thuốc ở nước ngoài về uống cũng không đỡ. Có những cơ sở y tế giảm giá 30% giá thuốc điều trị vì chữa lâu không đỡ. Khi đi lại thường phải khom khom để đỡ đau, khi đứng dậy phải có chỗ vịn mới đứng dậy được.

Bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang. Lần điều trị thứ nhất ngày 19/12/2008. Khi đến khám chữa bênh lần hai theo hẹn ngày 5.1.09, bệnh nhân cho biết:

Ngay sau điều trị lần một, đi lại đỡ đau nhiều, chân có thể bước từng bước lên cầu thang được. tự đứng dậy được không phải vịn nữa. Con tôi rất ngạc nhiên bảo: Kìa, nhìn mẹ đứng dậy được rồi kìa…. Tôi đi lại không còng lưng như trước. Hiện có thể cúi lưng xuống nhặt được vật gì đó. Tôi rất mừng…vì bệnh đã đỡ nhiều trong khi trước đó chữa nhiều nơi không khỏi.

Bà Nguyễn Thị Bẩy (1931)

Địa chỉ: số nhà 15 Ngõ 16 Phúc Lai.Hà Nội.Mắc bệnh thoái hóa cột sống ngay từ khi còn trẻ Thường đau mỏi vùng thăt lưng. Đầu năm 2008 bị ngã xe, đau lưng càng tăng. Ngày 3.11.2008 được điều trị một lần duy nhất bằng phương pháp cấy chỉ. Ngày 7.1.2009 BN đưa người nhà đến khám bệnh tại PK cho biết đã khỏi hoàn toàn, không còn đau lưng như trước.

CẤY CHỈ CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Bệnh nhân Lê Bích T. (1966)
Địa chỉ: 198 Hàng Bông – Hoàn Kiếm Hà Nội.
Từ đầu năm 2008, bệnh nhân thư¬ờng hay đau nhức vùng bả vai, cánh tay trái, hạn chế cử động khớp vai trái. Đau tê lan xuống khuỷu tay. Đã khám và điều trị tại BV y học cổ truyền quân đội.– Chụp XQ thấy có tổn th¬ơng thoái hóa cột sống cổ, hẹp ống tủy. Bệnh nhân cho biết bác sỹ Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Việt-Đức đã chỉ định mổ nong ống tủy.
Ngày 28.04.2009, bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang.
Ngày 16.05.2009 khi đến khám lại, bệnh nhân cho biết đã hết đau tê hoàn toàn ngay sau lần điều trị đầu tiên. Sức khỏe tốt.

20 BÀI THUỐC NAM DƯỢC CHỮA ĐAU LƯNG


Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH


Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

BS QUÁCH TUẤN VINH KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM CẤY CHỈ - PHCN MINH QUANG

PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, CÓ NGUY HIỂM?

Một bệnh nhân đang được điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng laser - Ảnh: KIM NHUNG

TTO - * Tôi năm nay 34 tuổi, chụp MRI cột sống cổ, bác sĩ chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm C4-5-6. Vậy xin hỏi nếu bệnh đưa đến phẫu thuật có nguy hiểm không?

Tôi đang chơi môn tennis và bác sĩ bảo không cho chơi nữa, bác sĩ cấm như vậy có đúng không và tôi được chơi các môn nào khác để hợp với sức khỏe của mình? Tôi phải làm gì để giữ gìn căn bệnh này khỏi tiến hoá nhanh? Xin cảm ơn! (TUẤN MINH)

- Trên ảnh MRI của bạn, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở C4/5 và C5/6 và khuyên bạn không nên chơi tennis, đó là lời khuyên đúng. Bạn có thể chơi những môn thể thao không gây ra một áp lực quá tải lên cột sống cổ như bơi lội, khí công...

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra trên cơ sở thoái hóa cột sống, vì vậy bạn nên sử dụng các thuốc chống thoái hóa cột sống dưới sự theo dõi của một bác sĩ chuyên khoa. Về việc can thiệp phẫu thuật, căn cứ vào tổn thương cụ thể mà người thầy thuốc sẽ chọn ra những chỉ định can thiệp ngoại khoa thích hợp khác nhau.

Hiện tại các can thiệp ngoại cho thoát vị đĩa đệm cột sống gồm:

- Mổ hở: Một can thiệp ngoại khoa nặng nề với những rủi ro và biến chứng cao. Ở một số mức độ tổn thương không thể né tránh được can thiệp này.

- Những can thiệp ngoại khoa tối thiểu:

+ Phương pháp tiêu hủy nhân nhầy bằng men Chimopapain: tuy là can thiệp tối thiểu, nhưng vẫn có những biến chứng có thể gây nguy cơ tử vong do sốc phản vệ vì dị ứng với men tiêu nhân nhầy.

+ Mổ nội soi đĩa đệm: cũng có những biến chứng như mổ hở.

+ Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng Laser qua da: đây không phải là một phẫu thuật mà chỉ là một thủ thuật. Thủ thuật được tiến hành dưới gây tê tại chỗ, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Năng lượng laser được đưa vào trong nhân nhầy của đĩa đệm nhờ hệ quang dẫn mềm và dưới sự quan sát thông qua một X-quang tăng sáng truyền hình ba chiều. Năng lượng laser này làm quang đông và bốc bay một phần nhân nhầy. Nhân nhầy co rút lại cùng với lỗ hổng do sự bốc bay nhân nhầy tạo ra, đã làm giảm áp suất nội đĩa đệm, dẫn tới giảm áp suất chèn ép lên rễ dây thần kinh ở vị trí thoát vị.

Thủ thuật này được chỉ định cho đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm, ngoại trừ trường hợp đĩa đệm bị vỡ ra, xẹp đĩa đệm trên 50%, thoát vị đĩa đệm quá lớn, các vòng xơ của đĩa đệm bị đứt nhiều, đứt dây chằng dọc sau, trượt thân đốt sống trên độ 1, phì đại dây chằng vàng, phụ nữ đang mang thai.

Sau khi thực hiện sau thủ thuật, bệnh nhân được về nhà ngay và tự mình có thể phục vụ mình những nhu cầu cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác. Tuy vậy bệnh nhân cũng cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh trong 1 đến 2 tuần đầu và tránh đi lại nhiều. Trong vòng 3 đến 5 tháng sau thủ thuật, cần tránh mang vác nặng hoặc các thao tác nào gây ra sự tăng đè ép lên đĩa đệm. Một số bệnh nhân cần bổ sung thêm vật lý trị liệu.


PGS.TS TRẦN CÔNG DUYỆT
Chủ tịch Hội Laser y học và Laser ngoại khoa TP.HCM
Phân viện trưởng Phân viện Vật lý y sinh học


các tin bài khác

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp, Bệnh viện Bạch Mai)


Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng chèn ép dây thần kinh gây đau.
Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm. Đó là dùng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal). Ở cơ sở chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn người ta còn tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison. Có thể dùng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như tác động cột sống, kéo dãn cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống cổ hay thắt lưng bị đau. Ở 1-3 tuần đầu tiên, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo dãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Đeo đai lưng hay yếm cổ có tác dụng làm giảm tải tác động lên đĩa đệm. Gần đây người ta bắt đầu sử dụng laser, sóng radio để điều trị đau thần kinh tọa. Về điều trị bằng Đông y, người ta thường áp dụng các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Xoa bóp có tác dụng giảm đau, chống co cứng và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống. Trị bệnh bằng châm cứu được phát triển ở Trung Quốc từ 2-3 ngàn năm nay. Châm cứu kích thích tiết ra những chất hóa học tự nhiên có tác dụng giảm đau. Các biện pháp vật lý trị liệu thường dùng là liệu pháp nhiệt như chườm túi lạnh, tắm nước nóng, dùng đệm sưởi nóng. Có thể dùng các biện pháp khác như chiếu tia hồng ngoại, laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc... Khi có điều kiện có thể dùng liệu pháp tắm cát, đắp bùn, tắm suối khoáng, tắm biển. Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Đó là khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh như liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Đó là các biện pháp cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.

Các biện pháp phòng tránh và luyện tập cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cần phải rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ tuổi trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Điều quan trọng là biết giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng. Điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm. Người trưởng thành cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Hiện nay các nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc liên tục hàng giờ liền bên máy vi tính. Điều đó làm cho cơ vai, cổ phải co cứng thường xuyên để giữ đầu cố định, gây chứng đau vai, gáy. Ngoài ra cột sống cổ cũng phải gánh tải trọng của đầu trong thời gian dài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm. Kết quả là đĩa đệm cột sống cổ dễ bị thoái hóa và thoát vị. Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do vậy sau khi ngồi khoảng 1 giờ cũng nên đứng dậy nghỉ ngơi 5-10 phút, vừa bảo vệ mắt lại vừa giữ gìn đĩa đệm cột sống. Cũng cần tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.

Khi đã bị thoát vị đĩa đệm rồi thì cần phải áp dụng bổ sung các biện pháp dự phòng bệnh tái phát. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần đeo đai lưng hay bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần đeo yếm cổ. Cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, không quá sức để nâng cao thể lực. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Cần chú ý rằng đi xe máy, ô tô trên đường xóc, mấp mô cũng là một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Do vậy người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đi xe đường xóc. Nếu cần phải đi ô tô, xe máy thì cần đeo đai lưng. Ngoài ra cần điều trị kịp thời các bệnh lý cột sống. Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động. Thích nghi với nghề nghiệp: tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo...

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ THỂ GÂY TÀN PHẾ


TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp, Bệnh viện Bạch Mai)

Kỳ I: Nguyên nhân và biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.

Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm. Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau. Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

Các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh.

Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.

Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau.

Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm không phải dễ dàng. Trên thực tế bệnh hay bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh khác hay bị chẩn đoán muộn. Đó là do các triệu chứng lâm sàng chỉ có tính chất gợi ý. Để chẩn đoán xác định cần phải làm các xét nghiệm hiện đại, tốn kém mà không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để làm. Chụp Xquang cột sống thông thường không phát hiện được thoát vị đĩa đệm vì tổn thương đĩa đệm không cản quang, do đó không thấy được trên phim. Người ta chỉ gián tiếp đánh giá tổn thương đĩa đệm khi thấy giảm chiều cao khe liên đốt sống, vẹo cột sống. Để “nhìn thấy” đĩa đệm bị tổn thương và thoát vị, phải chụp bao rễ cản quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân. Khi đó đĩa đệm được “cắt thành từng lát” như khi người bán thịt ở chợ cắt miếng thịt trên sạp để cho người mua xem. Qua đó người ta có thể đánh giá được hình thái, tính chất tổn thương đĩa đệm, vị trí thoát vị vào ống sống hay vào lỗ liên hợp, cũng như mức độ hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm gây ra. Từ đó bác sĩ lập ra kế hoạch để quyết định các biện pháp điều trị hợp lý.

Hậu quả của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy khi bệnh nhân có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở ĐÂU?

TRUNG TÂM CẤY CHỈ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MINH QUANG
Số 10 Lý Nam Đế Hà Nội là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam chuyên nghiên cứu, ứng dụng, phát triển kỹ thuật cấy chỉ điều trị phục hồi chức năng bệnh thoát vị đĩa đệm, hiệu quả cao, tốn ít thời gian cưuả bệnh nhân.
Bạn có thể tham khảo từ website caychi.com.vn
Trân trọng.

CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở ĐÂU?

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

CẤY CHỈ BẢN SẮC VIỆT

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CẤY CHỈ BẢN SẮC VIỆT?


CẤY CHỈ Ở ĐÂU




TRUNG T ÂM CẤY CHỈ - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MINH QUANG TẠI SỐ 10 LÝ NAM ĐẾ
là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam chuyên ngiên cứu ứng dụng cấy chỉ điều trị - phục hồi chức năng cho nhiều loại bệnh chứng, trong đó thoát vị đĩa đệm là một mặt bệnh rất phổ biến.
Ứu điểm của phương pháp cấy chỉ: Hiệu quả điều trị cao, giảm đau nhanh, liệu trình điều trị cơ bản 3-5 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Liên hệ: BS Quách Tuấn Vinh
hotline: 0984 101 269 hoặc 04. 384325160
Thời gian làm việc: 7h30 - 12h00 13h30 - 17h00
Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ.

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM NHƯ THẾ NÀO?

Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Kéo giãn cột sống
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật
  • Châm cứu
  • Cấy chỉ
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Tác động cột sống

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?


Cột sống là cột trụ chính nâng đỡ toàn bộ cơ thể, được cấu tạo bởi các đốt sống.
Giữa các đốt sống có một nhân nhày bao quanh bởi các vòng xơ, được gọi là đĩa đệm.
Do nhiều nguyên nhân, đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép vào các rễ thần kinh.